Cách SaaS hoạt động hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hành trình chuyển đổi số ở các nước Đông Nam Á đã và đang ghi nhận nhiều thành tựu đáng kể. Một trong những sự kiện tiêu biểu đó chính là khu vực này dự kiến chinh phục nền kinh tế số trị giá 360 tỷ USD vào năm 2025.

Trong làn sóng chuyển dịch số, khu vực đã chứng kiến nhiều xu hướng mới trong phương thức làm việc, từ hình thức làm việc Hybrid và từ xa, nâng cao kỹ năng và đào tạo cho nguồn nhân lực, đến sự gia tăng của việc ứng dụng SaaS (Software-as-a-Service - Dịch vụ Phần mềm như một Dịch vụ) nhằm tạo nên tính liên tục trong kinh doanh.

saas

Cách SaaS hoạt động hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nỗ lực trong gian khó đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVN)

Trong năm nay, khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt doanh thu từ SaaS lên đến 1,89 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 12%.

Sự tăng trưởng này là một động lực lợi nhuận lớn cho các nhà cung cấp công nghệ và làm nổi bật tiềm năng và sự quan tâm đối với các nền tảng SaaS khi nhắc đến tương lai cho công việc.

DNVN cần nhận thức rằng có những chi phí ẩn của quá trình số hóa, trong đó, chi phí nâng cao kỹ năng và đào tạo lại nhân viên có thể là quá mức đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến sự giảm tốc độ sản xuất và lợi nhuận đầu tư kém hiệu quả từ các đầu tư số.

Đồng thời, một phần ba hoặc 150 triệu người Đông Nam Á đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ. Điều này khiến cho quá trình số hóa trở nên khó khăn hơn và dẫn đến sự phát triển không đồng đều, với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với số lượng nền tảng SaaS sẵn có trên thị trường, các lãnh đạo ban IT trong các doanh nghiệp vừa và trung bình cũng đối mặt với thách thức khi lựa chọn phương tiện phù hợp để đạt được thành công kinh doanh.

Không chỉ vậy, thách thức này còn được gia tăng với hiện thực khó khăn của việc tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp để tối đa hóa hiệu quả của những nền tảng này.

Những thách thức này càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và trung bình, đặc biệt là những doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu hành trình số hóa trong những năm gần đây.

Đơn giản hóa quá trình số hóa với một nền tảng tiếp thị thống nhất

Với những thách thức được đề cập ở trên, làm thế nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nắm rõ về SaaS, thực hiện số hóa đủ mức, và chấp nhận tính liên tục trong kinh doanh mà không cần phải xây dựng lại toàn bộ doanh nghiệp của họ?

Câu trả lời cho bài toán trên là một nền tảng SaaS để giữ cho nhân viên của bạn theo sát mục tiêu kinh doanh, giúp đảm bảo rằng các thời hạn trong nội bộ đều được đáp ứng; cũng như tạo động lực cho một môi trường làm việc hợp tác, dù là ở hình thức Hybrid hay làm việc từ xa.

nen-tang-tiep-thi-hop-nhat

Đơn giản hóa quá trình số hóa với một nền tảng tiếp thị thống nhất

#1. Quy trình hướng dẫn chi tiết

Đầu tiên, SaaS nên có một quy trình hướng dẫn giúp nhân viên thiết lập nền tảng để đạt được các quy tắc tốt nhất cũng như dễ dàng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cụ thể.

Ví dụ, một đội ngũ tiếp thị khi sử dụng một nền tảng tiếp thị thống nhất mới sẽ có thể dễ dàng dùng phần mềm và không bị quá tải với công nghệ nếu có quy trình hướng dẫn tốt được tích hợp vào nền tảng.

Điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian đào tạo cần thiết cũng như thời gian áp dụng cho phần mềm mới, cho phép doanh nghiệp hưởng lợi từ công nghệ trong khoảng thời gian ngắn hơn.

#2. Khả năng hợp nhất tác vụ

Thứ hai, các công ty nên xem xét cách các nền tảng "thống nhất" hỗ trợ việc kinh doanh của họ. Liệu chúng có thể đáp ứng toàn diện nhu cầu và thích hợp mô hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một nền tảng duy nhất hay không?

Trong khi hầu hết các nền tảng đều có Dashboard hay bảng điều khiển, nhiều trong số đó vẫn còn tạo sự phân mảnh của công việc, khiến cho nhân viên làm việc một cách rời rạc, thiếu mất sự hợp tác.

Theo hướng này, liệu nền tảng SaaS của bạn có khả năng phân tích dữ liệu tích hợp, theo dõi hành trình của khách hàng, cung cấp thông tin hữu ích và tạo trải nghiệm cá nhân hóa vô cùng đặc sắc cho khách hàng không?

Với doanh nghiệp số ngày nay, khả năng nhận diện khách hàng qua toàn bộ hành trình là rất quan trọng, không chỉ để tương tác với khách hàng hiệu quả mà còn để gia tăng tỷ lệ khách hàng trung thành; từ đó, thúc đẩy doanh thu và kích thích việc bán hàng lặp lại.

Khi doanh nghiệp có thể tận dụng dữ liệu của mình, họ có thể mở khóa những tiềm năng tiến xa hơn, bao gồm phân tích dự đoán, phân tích nhận thức, và khả năng dự đoán hành vi khách hàng trong tương lai và hành động trước đó để làm hài lòng khách hàng.

Phần lớn công việc này sẽ được hỗ trợ bởi tự động hóa, giúp doanh nghiệp đưa ra các thông điệp truyền thông phù hợp; qua đó, thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng theo chu kỳ dựa trên nhu cầu kinh doanh của bạn.

Việc quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn trong thời đại số không chỉ mang lại kết quả kinh doanh tích cực hơn mà còn giúp tăng cường hiệu suất đầu tư trên mọi nền tảng của doanh nghiệp.

#3. Tự động hoá quy trình 

Có hơn 79% chuyên gia tiếp thị trên khắp châu Á - Thái Bình Dương xác nhận rằng việc tự động hóa tiếp thị là yếu tố đẩy mạnh tăng trưởng, các doanh nghiệp Đông Nam Á sẽ hưởng lợi lớn khi đầu tư vào công nghệ này từ ngày hôm nay.

Khi người tiêu dùng thực hiện các giao dịch hàng ngày trực tuyến, các thương hiệu cần sử dụng dữ liệu và có khả năng cung cấp trải nghiệm tự động và cá nhân hóa.

Nhờ vậy, họ có thể xây dựng nền móng đủ mạnh để có thể đối mặt với bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Các nền tảng tiếp thị thống nhất là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, hỗ trợ giải quyết các vấn đề hàng ngày của khách hàng, qua đó xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với họ. 

Lời kết

Với hơn 25 năm phát triển và đổi mới, Zoho là một nền tảng SaaS thân thiện với người dùng, đã được nhiều khách hàng đánh giá cao và đặc biệt có chi phí vô cùng hợp lý. Giải pháp số hoá này giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất trong làn sóng dịch chuyển số hiện nay.  

zoho-logo-1

Là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng và Marketing hàng đầu, Zoho cùng hơn 55 sản phẩm đã và đang hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán hàng, Marketing, hỗ trợ khách hàng, kế toán và văn phòng.

Với hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới, Zoho không chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm mà còn là đối tác tin cậy để doanh nghiệp bứt phá giới hạn và chinh phục thành công cao hơn.

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published.

The comment language code.
By submitting this form, you agree to the processing of personal data according to our Privacy Policy.

Related Posts