• Trạng thái yêu cầu
  • Bố cục
  • Mẫu email
  • Mẫu yêu cầu
  • Trung tâm trợ giúp
  • Làm mới thương hiệu
  • Trạng thái yêu cầu

    Xác định các trạng thái yêu cầu tùy chỉnh dành riêng cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: Nếu công ty bạn xử lý khâu kho vận, bạn có thể có trạng thái "Lô hàng đã được giao" để cho biết nhóm đã giao lô hàng.

  • Bố cục

    Bố cục cho phép bạn xác định cách sắp xếp các trường trong mỗi mô-đun. Đối với mỗi mô-đun, chẳng hạn như Yêu cầu, Danh bạ và Mục nhập thời gian, bạn có thể thiết kế một bố cục phù hợp với từng bộ phận trong công ty. Bạn cũng có các Trường tùy chỉnh để cho phép bạn thêm trường vào bố cục. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn có thể muốn thêm trường một dòng có tên là ID đơn hàng trong mô-đun Yêu cầu.

  • Mẫu yêu cầu

    Mẫu yêu cầu cho phép bạn tự động điền các giá trị trong giao diện tạo yêu cầu cho các trường mà bạn chỉ định. Mẫu yêu cầu được thiết kế riêng cho từng bộ phận. Nhân viên có thể áp dụng mẫu yêu cầu để giảm bớt thời gian tạo yêu cầu. Ví dụ: Một doanh nghiệp thương mại điện tử có thể có một mẫu tên là "Trả hàng" trong đó trường người được phân công được điền tên cá nhân hoặc nhóm phụ trách khâu trả hàng và hoàn tiền cho sản phẩm.

  • Trung tâm trợ giúp (HTML và CSS)

    Trung tâm trợ giúp là cổng thông tin khách hàng tự phục vụ, nơi khách hàng có thể truy cập để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ. Zoho Desk cho phép bạn tùy chỉnh giao diện của cổng thông tin và các widget xuất hiện trong đó. Bạn có thể điều chỉnh HTML và CSS để tùy chỉnh cổng thông tin hoàn toàn.

  • Làm mới thương hiệu

    Zoho Desk cho phép bạn đổi thương hiệu cho các thành phần khác nhau của Trung tâm trợ giúp để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ví dụ: Bạn có thể thêm logo và favicon của công ty vào cổng thông tin web, ánh xạ cổng thông tin tới tên miền của riêng bạn (để URL của Trung tâm trợ giúp có thể là https://yourcompany.com/portal/portalname), thiết lập nhiều Trung tâm trợ giúp cho tất cả các thương hiệu, v.v.